1. Thông tin chung
- Tên ngành:
- Tiếng Việt: Quản lý công
- Tiếng Anh: Public Management
- Trình độ đào tạo: đại học
- Mã ngành đào tạo: 7340403
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Bộ môn quản lý ngành: Khoa học Hành chính và Quản trị
- Hình thức đào tạo: chính quy
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
- Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản lý công
- Tiếng Anh: Bachelor of Public Management
- Nơi đào tạo: Khoa Chính trị - Hành chính
- Năm tuyển sinh: năm 2021
- Chỉ tiêu: dự kiến 60 sinh viên.
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, hội nhập; có phẩm chất chính trị và đạo đức chuẩn mực; có kiến thức, kỹ năng tốt về quản lý, quản trị và khả năng phát triển năng lực lãnh đạo, điều hành; có trách nhiệm phục vụ cộng đồng, xã hội.
3. Hình thức tuyển
TT |
Trình độ đào tạo |
Mã ngành/ nhóm ngành xét tuyển |
Tên ngành/ nhóm ngành xét tuyển |
Mã phương thức xét tuyển |
Tên phương thức xét tuyển |
Chỉ tiêu (dự kiến) |
Tổ hợp xét tuyển[1] 1 |
Tổ hợp xét tuyển 2 |
Tổ hợp xét tuyển 3 |
Tổ hợp xét tuyển 4 |
||||
Tổ hợp môn |
Môn chính |
Tổ hợp môn |
Môn chính |
Tổ hợp môn |
Môn chính |
Tổ hợp môn |
Môn chính |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
1
|
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
301 |
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế Bộ GD&ĐT quy định năm 2023 |
3% (dự kiến) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
303 |
Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023 (theo quy định ĐHQG-HCM) |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
302 |
Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQG-HCM |
2% (dự kiến) |
A01 |
Toán |
D01 |
Ngoại ngữ |
C15 |
Sử |
C00 |
Văn |
3 |
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
401 |
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2023 |
45% (dự kiến) |
NL1 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
100 |
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 |
20% (dự kiến) |
A01 |
Toán |
D01 |
Ngoại ngữ |
C15 |
Sử |
C00 |
Văn |
5 |
Đại học |
7340403 |
Quản lý công |
500 |
Kết hợp kết quả học tập THPT với bài luận về ngành Quản lý công |
30% (dự kiến) |
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Tổ hợp xét tuyển được hiểu là: tổ hợp môn xét tuyển kết quả điểm thi THPT, kết quả học tập cấp THPT hoặc các thông tin khác do trường tự khai báo
4. Tổ hợp môn xét tuyển:
A01, D01, C15, C00
5. Đội ngũ nhân lực:
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban chủ nhiệm ; Hội đồng khoa học và đào tạo, 03 phòng chức năng (phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Đào tạo và Công tác sinh viên), 02 bộ môn (Bộ môn Lý luận và Khoa học chính trị, Bộ môn Khoa học hành chính và Quản trị), 01 Trung tâm bồi dưỡng Chính trị - Hành chính.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa : 07 Tiến sĩ, 08 Nghiên cứu sinh, 10 Thạc sĩ
Đội ngũ thỉnh giảng và các chuyên gia: Khoa hiện có 42 giảng viên thỉnh giảng, Nhà quản lý có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư đang làm việc tại ĐHQG-HCM và các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học; các cơ quan trong đơn vị nhà nước.
6. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công đặc biệt thích hợp với các vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, bao gồm: các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.
Hiện nay, có rất nhiều vị trí công việc có liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành Quản lý công như: Quản lý tổ chức, Quản lý nhân sự, Quản lý đô thị, Quản lý dự án, Hoạch định chính sách công, Tổ chức cán bộ, Hành chính văn phòng, Tổng hợp,…tại các cơ quan khu vực công.
Làm việc tại các doanh nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ ở nhiều vị trí công việc như: Tổ chức cán bộ, Chuyên viên quản lý nhân sự, chuyên viên nghiên cứu chính sách và phát triển dự án, chuyên viên hành chính văn phòng…Bên cạnh đó, với kiến thức đa dạng được cung cấp trong chương trình đào tạo Quản lý công, sinh viên ra trường có thể tham gia làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế….với lợi thế nắm vững về kiến thức quản lý nói chung, đặc biệt là về quản lý nhà nước.
Làm việc tại các tổ chức quốc tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công, với lợi thế kiến thức về quản lý công, đặc biệt là về chính sách công, có nhiều cơ hội tham gia làm việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức liên kết khu vực và thế giới.
Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu khoa học
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công được cung cấp khối lượng kiến thức phong phú về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bên cạnh nhiều kỹ năng phục vụ trong thực hành công việc, quản trị tổ chức. Bên cạnh đó, với nền tảng là những kiến thức về thực tiễn quản lý trong đời sống xã hội dưới góc nhìn chính sách sẽ là tiền đề quan trọng để người học có thể tham gia nghiên cứu, phát triển chuyên môn sâu…góp phần vào sự phát triển xã hội.
Làm việc trong các cơ sở giáo dục và đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có thể tham gia và đảm nhận tốt các vị trí công việc trong môi trường giáo dục tại các cơ sở giáo dục đào tạo như: giảng dạy, quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy, quản lý nghiên cứu khoa học… đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng để bổ sung vào đội ngũ giảng viên giảng dạy về quản lý, quản trị đối với khu vực công và kể cả khu vực tư.
Khả năng học tập nâng cao trình độ
Sau khi tốt nghiệp chương trình Quản lý công trình độ đại học, người học có thể tiếp tục theo học đúng chuyên ngành và các ngành gần trình độ đào tạo cao hơn như: thạc sĩ Quản lý công, thạc sĩ Chính sách công, tiến sĩ Quản lý công, Quản lý Hành chính công, ngành Quản lý nhà nước, và các ngành/chuyên ngành gần như chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Quản lý kinh tế, Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Quản trị nhân lực, Quan hệ lao động) ở các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.
Với cơ hội được tham gia học tập ở bậc cao hơn cho phép người học có những cơ hội tiếp cận và thành công ở nhiều vị trí công việc chất lượng, khẳng định giá trị quan trọng trong các tổ chức quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các đơn vị giảng dạy, nghiên cứu.
7. Chương trình đào tạo:
TT |
Các khối kiến thức |
Khối lượng |
|
Số tín chỉ |
% |
||
1 |
Khối kiến thức giáo dục đại cương |
28 |
23,3 |
2 |
Khối kiến thức cơ sở ngành |
28 |
23,3 |
3 |
Khối kiến thức chuyên ngành |
31 |
25,8 |
4 |
Khối kiến thức kỹ năng và công cụ quản lý |
21 |
17,5 |
5 |
Thực tập, kiến tập, khóa luận tốt nghiệp |
12 |
10 |
|
Tổng cộng |
120 |
100 |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Stt |
Mã MH |
Tên môn học (MH) |
Loại MH BB/TC |
Tín chỉ |
||
Tổng |
LT |
TH/TN |
||||
I |
Kiến thức giáo dục đại cương |
|
28 |
28 |
00 |
|
|
Kiến thức về Lý luận chính trị |
|
11 |
11 |
0 |
|
1 |
PA21GEP01 |
Triết học Mác – Lênin (Philosophy Marx – Lenin) |
BB |
3 |
3 |
0 |
2 |
PA21GEP02 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Marxism- Leninism Political Economics) |
BB |
2 |
2 |
0 |
3 |
PA21GEP03 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học (Scientific socialism) |
BB |
2 |
2 |
0 |
4 |
PA21GEP04 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnamese Communist Party) |
BB |
2 |
2 |
0 |
5 |
PA21GEP05 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Thoughts) |
BB |
2 |
2 |
0 |
|
Kiến thức về Khoa học xã hội - Nhân văn |
|
10 |
10 |
0 |
|
6 |
PA21GES06 |
Chính trị học (Politics) |
BB |
2 |
2 |
0 |
7 |
PA21GES07 |
Lịch sử văn minh thế giới (Civilization World History) |
BB |
2 |
2 |
0 |
8 |
PA21GES08 |
Đại cương văn hóa Việt Nam (General Vietnamese Culture) |
BB |
2 |
2 |
0 |
9 |
PA21GES09 |
Xã hội học đại cương (Introduction of Sociology) |
BB |
2 |
2 |
0 |
10 |
PA21GES10 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research methodology) |
BB |
2 |
2 |
0 |
|
Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên |
|
4 |
4 |
0 |
|
11 |
PA21GEN11 |
Logic học đại cương (General Logic) |
BB |
2 |
2 |
0 |
12 |
PA21GEN12 |
Xác suất thống kê (Probability and Statistics) |
BB |
2 |
2 |
0 |
|
Kiến thức cơ bản về Kinh tế |
|
3 |
3 |
0 |
|
13 |
PA21GEE13 |
Kinh tế học đại cương (Basic Economics) |
BB |
3 |
3 |
0 |
|
Kiến thức về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng |
|
|
|
|
|
14 |
PA21GEP14 |
Giáo dục thể chất (Physical Education) |
BB |
3 |
0 |
3 |
15 |
PA21GED15 |
Giáo dục Quốc phòng (Military Education) |
BB |
5 |
0 |
5 |
II |
Kiến thức cơ sở ngành Quản lý công |
|
28 |
27 |
1 |
|
|
Môn học bắt buộc |
|
26 |
25 |
1 |
|
16 |
PA21PMB16 |
Quản trị học đại cương (Introduction to Management) |
BB |
3 |
3 |
0 |
17 |
PA21PMB17 |
Lý luận về quản lý công (Public Management Theory) |
BB |
3 |
3 |
0 |
18 |
PA21PMB18 |
Pháp luật trong quản lý công (Law in Public Management) |
BB |
3 |
3 |
0 |
19 |
PA21PMB19 |
Quản trị toàn cầu (Global governance) |
BB |
2 |
2 |
0 |
20 |
PA21PMB20 |
Đại cương về chính sách công (Introduction to the Public Policy) |
BB |
3 |
3 |
0 |
21 |
PA21PMB21 |
Quản lý nguồn nhân lực xã hội (Social Human Resource Management) |
BB |
2 |
2 |
0 |
22 |
PA21PMB22 |
Tổ chức bộ máy nhà nước (State apparatus organization) |
BB |
3 |
3 |
0 |
23 |
PA21PMB23 |
Văn hóa công sở (Workplace culture) |
BB |
2 |
1 |
1 |
24 |
PA21PMB24 |
Đạo đức công vụ (Public Ethics) |
BB |
2 |
2 |
0 |
25 |
PA21PMB25 |
Hành vi tổ chức (Organizational Behavior) |
BB |
3 |
3 |
0 |
|
Môn tự chọn (Chọn 01 trong 02 môn) |
|
2 |
2 |
0 |
|
26 |
PA21PMB26.1 |
Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) |
BB |
2 |
2 |
0 |
PA21PMB26.2 |
Tâm lý học quản lý (Psychology of Management) |
BB |
2 |
2 |
0 |
|
III |
Kiến thức chuyên ngành Quản lý công |
|
31 |
31 |
0 |
|
|
Môn học bắt buộc |
|
27 |
27 |
0 |
|
27 |
PA21PMS27 |
Quan hệ lao động trong khu vực công (Public sector labor relations) |
BB |
3 |
3 |
0 |
28 |
PA21PMS28 |
Quản trị chiến lược trong khu vực công (Strategic governance in the public sector) |
BB |
3 |
3 |
0 |
29 |
PA21PMS29 |
Quy trình chính sách công (Public policy Process) |
BB |
3 |
3 |
0 |
30 |
PA21PMS30 |
Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (State management in specific fields) |
BB |
3 |
3 |
0 |
31 |
PA21PMS31 |
Dịch vụ công (Public service) |
BB |
3 |
3 |
0 |
32 |
PA21PMS32 |
Quản lý tài chính công (Public Finance Management) |
BB |
3 |
3 |
0 |
33 |
PA21PMS33 |
Quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công (Human Resource Management in the Public sector) |
BB |
3 |
3 |
0 |
34 |
PA21PMS34 |
Quản trị địa phương (Local Governance) |
BB |
2 |
2 |
0 |
35 |
PA21PMS35 |
Lãnh đạo trong khu vực công (Leadership in the Public sector) |
BB |
2 |
2 |
0 |
36 |
PA21PMS36 |
Kiểm soát trong quản lý công (Control in Public management) |
BB |
2 |
2 |
0 |
|
Môn tự chọn (chọn 2 trong 4 môn) |
|
4 |
4 |
0 |
|
37 |
PA21PMS37.1 |
Chính phủ số (Digital Government) |
TC |
2 |
2 |
0 |
PA21PMS37.2 |
Chiến lược và triển khai Chuyển đổi số (Strategy and implementation of Digital Transformatio) |
TC |
2 |
2 |
0 |
|
38 |
PA21PMS38.1 |
Kinh tế tri thức và sỡ hữu trí tuệ (knowledge economy and Intellectual Property) |
TC |
2 |
2 |
0 |
PA21PMS38.2 |
Quản lý dự án đầu tư công (Public Investment Project Management) |
TC |
2 |
2 |
0 |
|
IV |
Khối kiến thức kỹ năng và công cụ quản lý |
|
21 |
21 |
0 |
|
|
Môn học bắt buộc |
|
19 |
19 |
0 |
|
39 |
PA21PMS39 |
Thủ tục hành chính (Administrative procedures)
|
BB |
3 |
3 |
0 |
40 |
PA21PMS40 |
Xây dựng và ban hành văn bản (Technical construction and issuance of documents) |
BB |
3 |
3 |
0 |
41 |
PA21PMS41 |
Tổ chức và điều hành công sở (Workplace organization and Management) |
BB |
3 |
2 |
1 |
42 |
PA21PMS42 |
Quan hệ công chúng (Public Relations) |
BB |
2 |
2 |
0 |
43 |
PA21PMS43 |
Quản lý sự thay đổi trong khu vực công (Change management in the public sector |
BB |
2 |
0 |
0 |
44 |
PA21PMS44 |
Khởi nghiệp (Start-up) |
BB |
2 |
0 |
0 |
45 |
PA21PMS45 |
Kỹ năng ra quyết định quản lý (Decision-making skills) |
BB |
2 |
0 |
0 |
46 |
PA21PMS46 |
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong quan lý công (Information collection and processing) |
BB |
2 |
0 |
0 |
47 |
PA21PMS47 |
Tin học ứng dụng (Applied Information) |
BB |
|
|
|
48 |
Ngoại ngữ |
BB |
|
|
|
|
49 |
PA21GEL48 |
Học theo chương trình của Khoa |
|
|
|
|
Nộp chứng chỉ theo chuẩn đầu ra quy định |
|
|
|
|
||
|
Môn tự chọn (chọn 1 trong 3 môn) |
|
2 |
0 |
0 |
|
50 |
PA21PMS49.1 |
Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (Planning and implementing skills) |
TC |
2 |
0 |
0 |
PA21PMS49.2 |
Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) |
TC |
2 |
0 |
0 |
|
PA21PMS49.3 |
Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills) |
TC |
2 |
0 |
0 |
|
V |
Thực tập, khóa luận/luận văn tốt nghiệp |
|
12 |
2 hoặc 6 |
10 hoặc 6 |
|
51 |
PA21PMP50 |
Kiến tập (Observation) |
BB |
2 |
0 |
2 |
52 |
PA21PMP51 |
Thực tập (Internship) |
BB |
4 |
0 |
4 |
|
Chọn Khóa luận hoặc học 2 môn 6 TC |
|
6 |
2 |
4 |
|
53 |
PA21PMT52.1 |
Khóa luận (Thesis) |
TC |
6 |
2 |
4 |
PA21PMS52.2 |
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công (Public sector human resource development policies) |
TC |
3 |
3 |
0 |
|
PA21PMS52.3 |
Chính sách môi trường và phát triển bền vững (Environmental Policy and Sustainable Development) |
TC |
3 |
3 |
0 |
|
|
PA21PMS52.4 |
Quản lý đô thị và các thành phố thông minh (City management and smart cities) |
TC |
3 |
3 |
0 |
PA21PMS52.5 |
Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Integration) |
TC |
3 |
3 |
0 |
|
Tổng số (tín chỉ) (bao gồm thực tập, kiến tập và khóa luận; không bao gồm GDTC, GDQP, Tiếng Anh, Tin học) |
|
120 |
109 hoặc 113 |
11 hoặc 7 |
MÔ TẢ VẮN TẮT CÁC MÔN HỌC:
1 |
Triết học Mác – Lênin (Philosophy Marx – Lenin)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triết học Mác - Lênin. Nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy. Phần này gồm 3 chương: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử. |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Marxism- Leninism Political Economics)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Môn học này trang bị cho người học kiến thức phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thông qua những phân tích của Các Mác - Ăngghen sau đó Lênin kế thừa, bổ sung trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền cho phù hợp tình hình mới. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong sự tác động biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để từ đó rút ra được xu hướng vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản không phải là mục đích cuối cùng của xã hội loài người. Từ đó làm cơ sở cho mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa. |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học (Scientific socialism)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học; về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH; về dân chủ XHCN và nhà nước XHCN; về cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH; về vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH. |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnamese Communist Party)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về Lịch sử Đảng CSVN như: sự ra đời của Đảng CSVN, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH từ năm 1930 đến năm 2021. |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh’s Thoughts)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người |
6 |
Chính trị học (Politics)
Môn Chính trị học nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm, phạm trù cơ bản của chính trị học: chính trị, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị, chủ thể hoạt động chính trị, quyết định chính trị, văn hóa chính trị… Từ đó sinh viên có khả năng nhận thức, phân tích chính trị và có thái độ chính trị đúng đắn. Môn học trang bị cho sinh viên hiểu biết về thực tiễn, xu hướng cơ bản của đời sống chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay. |
7 |
Lịch sử văn minh thế giới (Civilization World History)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật. Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ sở hình thành, quá trình phát triển và thành tựu của các nền văn minh lớn trên thế giới qua từng thời kỳ, bao gồm: Điều kiện hình thành, tiến trình phát triển của các nền văn minh, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật, văn học, sử học, nghệ thuật… của các nền văn minh. Thông qua môn học giúp sinh viên bước đầu nhận biết những quy luật cơ bản phát triển của văn minh nhân loại, giáo dục cho sinh viên biết trân trọng, giữ gìn những di sản văn hóa, văn minh của nhân loại và dân tộc. |
8 |
Đại cương văn hóa Việt Nam (General Vietnamese Culture)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về khoa học xã hội. Môn học này cung cấp cho người học kiến thức khái quát về văn hóa Việt Nam, bao gồm các điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối sự hình thành văn hóa Việt Nam; cơ sở hình thành và quá trình định hình bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam; các đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam; văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu hóa và các vùng văn hóa Việt Nam. |
9 |
Xã hội học đại cương (Introduction of Sociology)
Môn Xã hội học đại cương thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật. Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về xã hội (dưới góc độ Xã hội học) gồm: Hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội; Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và thiết chế xã hội; Bất bình đẳng xã hội; Các nội dung về xã hội hóa; Các vấn đề về biến đổi xã hội. Đồng thời trong học phần cũng đề cập nghiên cứu một số nội dung của các lĩnh vực xã hội học chuyên biệt, gồm: Xã hội học giáo dục, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học quản lý. |
10 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research methodology)
Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống và mang tính khoa học, gồm: Tổng quan về nghiên cứu khoa học, các vấn đề nghiên cứu, tổng quan tài liệu, khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích, đo lường và thang đo, phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu, cách viết đề cương nghiên cứu, thu thập dữ liệu, nhập và xử lý dữ liệu, cách viết báo cáo nghiên cứu. Bước đầu hình thành ở người học những quan điểm tiếp cận khoa học đúng đắn, kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, biết cách xây dựng một đề cương nghiên cứu đề tài và thực hiện các bước cơ bản của việc tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học. Đồng thời, thông qua nội dung bài học, sinh viên nắm được các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Và nắm được 3 kỹ năng quan trọng: đọc bài báo khoa học, viết báo cáo và trình bày báo cáo khoa học và kỹ năng làm việc nhóm. |
11 |
Logic học đại cương (General Logic)
Môn học thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương trong khối kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên. Môn học này trang bị cho người học kiến thức về nhận thức và bản chất của hoạt động tư duy. Người học được cung cấp kiến thức về các quy luật cơ bản của tư duy và các hình thức của tư duy qua đó rèn luyện tư duy logic, có thể sử dụng chính xác từ, câu trong diễn đạt tư tưởng, có kỹ năng lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục, suy nghĩ chín chắn, nhất quán, khắc phục những sai phạm trong tư duy, trong giao tiếp. |
12 |
Xác suất thống kê (Probability and Statistics)
Môn xác suất thống kê cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản: xác suất, biến ngẫu nhiên, các tham số đặc trưng và một số quy luật phân phối xác xuất cơ bản. Các dạng mẫu và các tham số đặc trưng, ước lượng tham số,…từ đó người học biết được cách lạp bảng phân phối xác xuất, tính toán được các tham số đặc trưng như kỳ vọng, phương sai hay giải thành thạo các bài toán ước lượng tham số, tương quan hồi quy…từ đó ứng dụng vào cuộc sống và ngành Quản lý công. |
13 |
Kinh tế học đại cương (Basic Economics)
Môn học này thuộc khối kiến thức cơ bản. Kinh tế học đại cương cung cấp cho người học những vấn đề cơ bản của kinh tế từ vi mô đến vĩ mô như: cung cầu, sản lượng quốc gia, chi phí liên quan đến quyết định cung ứng nhà sản xuất, các vấn đề về tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, các chính sách tài khóa, ngoại thương, tiền tệ và những tác động của chúng đến nền kinh tế. Những vấn đề cơ bản về lạm phát và thất nghiệp để từ đó người học có thể nhận thức, nhận diện những vấn đề kinh tế cơ bản từ vi mô đến vĩ mô. |
14 |
Giáo dục thể chất (Physical Education)
Mô tả nội dung tóm tắt môn học: Sinh viên hoàn thành chương trình giáo dục thể chất theo quy định hiện hành. |
15 |
Giáo dục Quốc phòng (Military Education)
Mô tả nội dung tóm tắt môn học: Sinh viên hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng theo quy định hiện hành. |
16 |
Quản trị học đại cương (Introduction to Management)
Môn học thuộc học phần kiến thức cơ sở ngành trong khối kiến thức cơ bản về khoa học quản trị, quản lý. Môn học này trang bị cho người học kiến thức về khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị, môi trường quản trị, các lý thuyết quản trị các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra), một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định… |
17 |
Lý luận về quản lý công (Public Management Theory)
Môn học Lý luận về Quản lý công là một môn học thuộc hệ thống các môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức về khu vực công và hoạt động quản lý vận hành đối với khu vực công nhằm giúp người học có khả năng vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, quản lý đối với các tổ chức khu vực công một cách hiệu quả. |
18 |
Pháp luật trong quản lý công (Law in Public Management)
Học phần Pháp luật trong quản lý công cung cấp những kiến thức cơ bản sau: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng; Pháp luật Việt Nam về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; đại cương nhà nước và pháp luật; đại cương về các lĩnh vực pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; ngành luật hành chính; quản lí hành chính nhà nước; vi phạm hành chính, xử lí vi phạm hành chính và các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Sau khi học xong môn học này, sinh viên có được nền tảng về pháp luật và là điều kiện tiên quyết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý công. |
19 |
Quản trị toàn cầu (Global governance)
Môn học là một môn học thuộc hệ thống các môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học tập trung giới thiệu các mô hình hành chính trên thế giới; xu hướng phát triển của các mô hình hành chính trên thế giới; nghiên cứu, giải thích sự giống và khác nhau giữa các nền hành chính trên thế giới nhằm tìm ra các quy luật chung để vận dụng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị của quốc gia. |
20 |
Đại cương về chính sách công (Introduction to the Public Policy)
Môn học trước:
Học phần Đại cương về chính sách công được thiết kế trong Chương trình Đào tạo Cử nhân Quản lý công nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức mang tính lý luận về chính sách công, các phương pháp tiếp cận chính sách công và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chính phủ trong can thiệp vào thị trường bằng chính sách công… Trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên động cơ, thái độ và ý thức tích cực, đúng đắn khi học và tham gia vào các quá trình chính sách công. |
21 |
Quản lý nguồn nhân lực xã hội (Social Human Resource Management)
Môn học Quản lý nguồn nhân lực xã hội là một môn học thuộc hệ thống các môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Quản lý công. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dân số - với tư cách nguồn gốc hình thành tự nghiên nguồn nhân lực xã hội, đặc điểm nguồn nhân lực xã hội và những nội dung quan trọng về Quản lý nguồn nhân lực xã hội gồm: kế hoạch hóa, phát triển, sử dụng và phân bố nguồn nhân lực xã hội. |
22 |
Tổ chức bộ máy nhà nước (State apparatus organization)
Môn học Tổ chức bộ máy nhà nước là một môn học thuộc hệ thống các môn cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức về tổ chức và vận hành các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, góp phần xây dựng bộ máy quản lý khoa học, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của quản lý nhà nước nhà nước. |
23 |
Văn hoá công sở (Workplace culture)
Học phần Văn hóa công sở được thiết kế trong chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý công nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: Môi trường công sở, văn hóa tổ chức hành chính nhà nước, phong cách làm việc của công chức và đạo đức công vụ, giao tiếp văn hóa công sở, xây dựng văn hóa công sở, đồng thời vận dụng các lý thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn hành chính công sở. |
24 |
Đạo đức công vụ (Public Ethics)
Môn học Đạo đức Công vụ là một môn học thuộc hệ thống các môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức thực thi công vụ nói riêng, góp phần đào tạo nên đội ngũ nhân sự đáp ứng cả về chuyên môn lẫn phẩm chất nghề nghiệp trong thực thi công vụ. |
25 |
Hành vi tổ chức (Organizational Behavior)
Học phần Hành vi tổ chức nghiên cứu về những hành vi cá nhân trong tổ chức, tìm hiểu những thay đổi, xung đột về hành vi cá nhân, nhóm, tổ chức nhằm mục dích thiết kế và thay dổi hành vi tổ chức để đạt hiệu quả cao hơn. Học phần giúp sinh viên hiểu được những kiến thức về hành vi tổ chức, chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như thái độ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước để tự tin bước vào môi trường làm việc cũng như phát triển bản thân trong bất kỳ tổ chức nào. Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở cần thiết cho nhà quản trị dựa trên nền tảng của nghiên cứu tâm lý học, xã hội học. Giúp các nhà quản trị tương lai hiểu biết về các nguyên nhân, yếu tố tác động, cả bên trong và ngoại cảnh, dẫn đến những hành vi của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức; học được một số phương pháp giải quyết những vẫn đề quản lý liên quan đến con người trong tổ chức. Nhà quản lý nào cũng cần có kỹ năng quan hệ con người tốt để có thể quản lý cấp dưới, giao tiếp với cấp trên, quản trị thành công sự thay đổi của tổ chức. Những kiến thức, kỹ năng này càng có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam, khi các doanh nghiệp, các tổ chức đều đang buộc phải đổi mới. |
26 |
Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)
Môn Trí tuệ cảm xúc là môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành. Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về cơ chế hình thành, đặc điểm, ảnh hưởng và tác động của trí tuệ cảm xúc của cá nhân đến bản thân, gia đình, các quan hệ xã hội và công việc; định hướng và trang bị cho sinh viên một số kỹ năng để tự nhận thức, làm chủ bản thân, nhận thức xã hội và thực hiện tốt giao tiếp xã hội cũng như vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc và hoạt động lãnh đạo. |
Tâm lý học quản lý (Psychology of Management)
Môn học thuộc học phần kiến thức cơ sở ngành trong khối kiến thức về tâm lý, đạo đức và văn hóa quản lý công sở. Môn học này trình bày về các đặc điểm của hoạt động quản lý; các đặc điểm tâm lý của các nhân trong công tác quản lý; các vấn đề tâm lý nảy sinh trong nhóm và tập thể; nhân cách và uy tín của người quản lý giáo dục; giao tiếp trong hoạt động quản lý. |
|
27 |
Quan hệ lao động trong khu vực công (Public sector labor relations)
Môn học Quan hệ lao động trong khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết về xác lập và duy trì quan hệ lao động hiệu quả trong các tổ chức nói chung và đặt biệt là tổ chức khu vực công nhằm vận hành và phát triển các hoạt động của tổ chức khu vực công một cách có hiệu quả, đặt được mục tiêu của tổ chức. |
28 |
Quản trị chiến lược trong khu vực công (Strategic governance in the public sector)
Môn học Quản trị chiến lược khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về quản trị chiến lược khu vực công với quy trình: Xây dựng chiến lược; Tổ chức thực hiện chiến lược; Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Bên cạnh đó, môn học còn trao đổi về những thách thức của quản trị chiến lược khu vực công trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và xu hướng quản trị của các quốc gia trên thế giới. Qua môn học, sinh viên có thể tham gia vào quy trình quản trị, biết cách xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược của tổ chức, đơn vị khu vực công. |
29 |
Quy trình chính sách công (Public policy Process)
Môn học này thuộc Khối kiến thức chuyên ngành quản lý công trong Chương trình Đào tạo Cử nhân Quản lý công. Môn học cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn và lý thuyết của quá trình chính sách công, cũng như các công cụ để hoạch định, thực thi, phân tích và đánh giá chính sách công. Sinh viên sẽ được làm quen với một số vấn đề chính sách thực tiễn ở cấp địa phương và quốc gia. |
30 |
Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (State management in specific fields)
Môn học QLNN trên các lĩnh vực là một môn học thuộc hệ thống các môn học kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ thống của khoa học về quản lý nhà nước và việc Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội- khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường - đô thị, nông thôn - dân tộc, tôn giáo. Từ đó sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá đối với hoạt động quản lý nhà nước, tham gia hoạch định và phân tích chính sách về lĩnh vực quản lý công. |
31 |
Dịch vụ công (Public service)
Môn học Dịch vụ công là một môn học thuộc hệ thống các môn chuyên ngành ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức về dịch vụ công như khái niệm, mô hình, quy trình cung ứng dịch vụ công làm cơ sở nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công. |
32 |
Quản lý tài chính công (Public Finance Management)
Môn học Quản lý Tài chính công là một môn học thuộc hệ thống các môn học kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị cho sinh viên ở trình độ cử nhân các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực tiễn quản lý tài chính công của Việt Nam. |
33 |
Quản trị nguồn nhân lực trong khu vực công (Human Resource Management in the Public sector)
Môn học Quản trị nguồn nhân lực khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự có chất lượng đảm nhận vai trò xây dựng, vận hành và phát triển đối với khu vực công. |
34 |
Quản trị địa phương (Local Governance)
Môn học Quản trị địa phương là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính quyền địa phương và quản trị địa phương: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, chủ thể của quản trị địa phương cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị địa phương. Từ đó, môn học cũng giới thiệu sinh viên tiếp cận thực tiễn quản trị địa phương trên các phương diện hoạt động khác nhau; trên cơ sở đó, định hướng cho sinh viên tiếp cận những giải pháp nâng cao chất lượng quản trị địa phương ở Việt Nam trong thời gian tới. |
35 |
Lãnh đạo trong khu vực công (Leadership in the Public sector)
Môn học Lãnh đạo trong khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về công tác lãnh đạo trong khu vực công, bao gồm nghiên cứu các lý thuyết nền tảng về lãnh đạo và thực tiễn công tác lãnh đạo hiện đại trong bối cảnh của sự thay đổi và xu hướng toàn cầu hoá dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0). Môn học giúp người học hiểu rõ bản chất công việc, các phẩm chất cần hội tụ đủ của nhà lãnh đạo hiệu quả; đồng thời phân tích, so sánh, đánh giá, chọn lọc, kế thừa và tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại về khoa học lãnh đạo trong hoạt cũng như thực tiễn lãnh đạo, ở các cấp độ vĩ mô và vi mô, trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong công tác quản lý. |
36 |
Kiểm soát trong quản lý công (Control in Public management)
Môn Kiểm soát trong quản lý công cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hoạt động kiểm soát trong quản lý công: khái niệm, sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát trong quản lý công; hình thức kiểm soát bên trong và bên ngoài trong quản lý công v..v. Từ đó sinh viên có khả năng nhận thức, nắm rõ vai trò của hoạt động kiểm soát, các hình thức kiểm soát cụ thể để ứng dụng trong hoạt động thực tiễn quản lý. |
37 |
Chính phủ số (Digital Government)
Môn học nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Chính phủ số: Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu và các lợi ích của chính phủ số; Các hình thức hoạt động và các dạng dịch vụ cung cấp qua chính phủ số; Các giai đoạn xây dựng chính phủ số; Chính phủ số trên thế giới; Chính phủ điện tử và Dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam. |
Chiến lược và triển khai Chuyển đổi số (Strategy and implementation of Digital Transformation)
Môn học Chiến lược và triển khai chuyển đổi số tập trung vào 2 trọng tâm là xây dựng chiến lược và triển khai chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp. Nội dung của chương trình được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu về chuyển đổi số và Khung hướng dẫn thực hành chuyển đổi số DPBOK (Digital Practitioner Body of Knowledge) vừa được OpenGroup (Mỹ) giới thiệu đầu năm 2020. DPBOK là sự tích hợp của nhiều khung hướng dẫn trước đó ở các cấp độ và lĩnh vực quản lý khác nhau trong tổ chức, doanh nghiệp. Có thể khái quát sự kết hợp này trong quá trình chuyển đổi số của tổ chức, doanh nghiệp như sau: “Lập kế hoạch với TOGAF, xây dựng với PMBOK, vận hành với ITIL và quản trị với COBIT”. Khung hướng dẫn này cung cấp cho chúng ta nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi số. Các cách tiếp cận này sẽ là tiền đề cho việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số của tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bài viết của các nhà quản lý, chuyên gia đến từ các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong cộng đồng The Digital Transformation People cung cấp những góc nhìn thực tế khi kết hợp giữa nghiệp vụ và CNTT trong ngữ cảnh chuyển đổi số. Đây là những tri thức quý giá cho người học khi xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp của mình |
|
38 |
Kinh tế tri thức và sỡ hữu trí tuệ (knowledge economy and Intellectual Property)
Môn học Kinh tế trị thức và sở hữu trí tuệ là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân chuyên ngành quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu vè quá trình xây dựng, vận hành và phát triển nền kinh tế tri thức dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, kĩ thuật hiện đại bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển của KTTT; các xu hướng phát triển của KTTT; Chiến lược và chính sách phát triển KTTT của nhà nước…đảm nhận vai trò xây dựng, vận hành và phát triển đối với khu vực công. |
Quản lý dự án đầu tư công (Public Investment Project Management)
Môn học Quản lý Dự án đầu tư công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về lý thuyết và thực hành các hoạt động lập, thẩm định và quản trị dự án đầu tư trong các tổ chức, đơn vị khu vực công. Môn học giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về quản trị dự án, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án. Trong giai đoạn khởi xướng dự án bao gồm các vấn đề như xem xét đánh giá để lựa chọn dự án, thiết kế tổ chức dự án. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện dự án bao gồm việc lập kế hoạch, ước tính ngân sách, lập tiến độ dự án, phân bổ nguồn lực, giám sát và kiểm soát quá trình thực hiện dự án. Và giai đoạn cuối cùng là kết thúc dự án. Sinh viên có thể tự lập và thực hiện thẩm định các dự án đơn giản một cách bài bản, hoặc tham gia vào quản lý các dự án của tổ chức, đơn vị khu vực công, vận dụng kiến thức của môn học vào quản lý các chương trình, kế hoạch theo hướng quản lý dự án nhằm đạt được hiệu quả tối ưu cho tổ chức |
|
39 |
Thủ tục hành chính (Administrative procedures)
Môn học nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của thủ tục hành chính, giúp người học tiếp cận, vận dụng các khái niệm, vai trò, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình của thủ tục hành chính trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó, học viên có thể vận dụng kiến thức của môn học trong việc xây dựng các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước. |
40 |
Xây dựng và ban hành văn bản (Technical construction and issuance of documents)
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết về: (i) xây dựng và ban hành một số loại văn bản phổ biến trong hoạt động hành chính nhà nước, (ii) giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình làm việc, giao tiếp bằng văn bản giữa các đơn vị trong cùng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và tổ chức khác. |
41 |
Tổ chức và điều hành công sở (Workplace organization and Management)
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về gồm những vấn đề chung về tổ chức hoạt động, điều hành công sở; phương pháp lãnh đạo quản lý hành chính; định hướng và các biện pháp đổi mới kỹ thuật điều hành công sở hiện nay. |
42 |
Quan hệ công chúng (Public Relations)
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về Quan hệ Công chúng. Môn học đề cập đến những nội dung, quy trình và công cụ chính được sử dụng trong lĩnh vực PR. Nội dung của môn học bao gồm: PR và vai trò của nó trong hoạt động của tổ chức; Quy trình hoạch định chương trình PR; Các công cụ thực thi chính của PR; Đánh giá hiệu quả chương trình PR. Ngoài ra, môn học còn giúp người học tìm hiểu các hoạt động PR cụ thể trong tổ chức và những yêu cầu đối với người làm nghề PR. Trong quá trình học, sinh viên sẽ trao đổi và thảo luận, đồng thời giải quyết vấn đề theo tình huống. |
43 |
Quản lý sự thay đổi trong khu vực công (Change management in the public sector
Môn học Quản lý sự thay đổi trong khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học nhằm phục vụ cho học tập và giảng dạy bậc đại học tại ĐHQG-HCM với nội dung cơ bản: Tổng quan về sự thay đổi; Quản lý sự thay đổi trong tổ chức; Các mô hình lý thuyết về quản lý sự thay đổi trong tổ chức và Những kỹ năng cần thiết quản lý sự thay đổi trong tổ chức. Môn học giúp học viên rèn luyện các kỹ năng liên quan đến quản lý sự thay đổi trong các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công, từ đó chủ động, tích cực, nghiêm túc trong quá trình học hỏi và áp dụng lý thuyết vào trong thực tiễn công việc. |
44 |
Khởi nghiệp (Start-up)
Môn học cung cấp những kiến thức nhằm giúp người học biết cách chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tạo lập và điều hành thành công một doanh nghiệp mới. Môn học cũng đồng thời trang bị những kỹ năng để người học có thể xây dựng được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Đây là môn học sử dụng kiến thức tổng hợp từ nhiều môn như Quản trị điều hành, Quản trị tài chính, Quản trị marketing... do đó để có thể học môn này dễ dàng hơn người học nên học trước các môn về Quản trị. |
45 |
Kỹ năng ra quyết định quản lý (Decision-making skills)
Môn học Kỹ năng ra quyết định quản lý là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành về kỹ năng và công cụ quản lý trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về việc ra quyết định quản lý. Trong đó, tập trung giúp người học nắm được các nguyên tắc ra quyết định, quy trình ra quyết định và các phương pháp ra quyết định tốt nhất, phù hợp nhất. Môn học giúp học viên rèn luyện các kỹ năng liên quan và quan trọng hơn là áp dụng lý thuyết vào trong thực tiễn công việc lãnh đạo, quản lý trong tương lai. |
46 |
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong quan lý công (Information collection and processing)
Môn học Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong quan lý công thuộc Khối kiến thức kỹ năng và công cụ quản lý trong chương trình đào tạo cử nhân Quản lý công. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin trong quản lý công. Các kiến thức cơ bản gồm thông tin và các loại thông tin trong quản lý công, đặc điểm, vai trò, các nguyên tắc của thu thập và xử lý thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập và xử lý thông tin hiện nay, và xu hướng hoạch định chính sách, ra quyết định dựa trên dữ liệu và bằng chứng hiện nay. |
47 |
Tin học ứng dụng (Applied Information)
Học phần này tập trung vào 3 nội dung chính: Tin học cơ bản, Microsoft Word, Microsoft Excel. - Ở mỗi nội dung, cùng với việc củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết phần thực hành cũng được chú trọng để sinh viên rèn luyện các kỹ năng và sử dụng các phần mềm ứng dụng một cách thành thục để soạn thảo văn bản cũng như thiết lập bảng tính điện tử |
49 |
Ngoại ngữ
Sinh viên có thể học theo chương trình của Khoa hoặc Nộp chứng chỉ theo chuẩn đầu ra quy định |
50 |
Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (Planning and implementing skills)
Môn học Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành về kỹ năng và công cụ quản lý trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản và nâng cao về hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đối với các tổ chức khu vực công. Môn học giúp người học hiểu rõ bản chất công việc, và kế hoạch thực hiện công việc, bao gồm: nhận diện, phân loại, đánh giá kế hoạch; quy trình xây dựng kế hoạch và công tác triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả trên cơ sở mục tiêu, chiến lược của tổ chức nhằm sự dụng tối ưu các nguồn lực trong vận hành tổ chức, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong công tác quản lý. |
Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Học phần này nhằm trang bị những kiến thức cần thiết và kỹ năng cơ bản về đàm phán, cũng như dựa vào những nguyên tắc để đàm phán hiệu quả. Nội dung chính tập trung vào việc hiểu rõ các khái niệm cơ bản về đàm phán, tại sao các bên phải thực hiện đàm phán; vai trò của việc chuẩn bị thông tin và các phương pháp tiếp cận trước, trong và sau quá trình đàm phán; hiểu rõ các kỹ năng đàm phán cơ bản như nắng nghe, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, cách xây dựng vị thế đàm phán và các phương án dự phòng. |
|
Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills)
Học phần bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đánh giá quỹ thời gian và cách thức sử dụng thời gian của bản thân. Những nguyên nhân và cách khắc phục sự lãng phí thời gian; lập kế hoạch quản lý thời gian, giao phó công việc, quản lý thời gian công việc và cá nhân; các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian. |
|
51 |
Kiến tập (Observation)
Kiến tập thực tế có vị trí quan trọng trong khối kiến thức chuyên ngành của sinh viên ngành học Quản lý công. Trong đó kiến tập bao gồm các nội dung cơ bản trong hoạt động quản lý công. Kiến tập thực hiện nguyên lý giáo dục “ gắn nhà trường với xã hội, gắn lý luận với thực tiễn”. Hệ thống, củng cố và vận dụng những kiến thức cơ bản về nền tảng quản lý công, quản trị trên các lĩnh vực tổ chức, công sở, nhân lực khu vực công, tài chính công….; thực hiện các nội dung gắn với hoạt động thực tiễn trong các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công. Thông qua kiến tập chuyên ngành, sinh viên được quan sát tình hình thực tế về các hoạt động thuộc về quản trị trong tổ chức công, công tác quản trị văn phòng và có thể được trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ để rèn luyện và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ cho công việc trong tương lai. |
52 |
Thực tập (Internship)
Thực tập tốt nghiệp là nội dung bắt buộc trong Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý công. Với thời lượng 08 tuần, sinh viên sẽ tham gia công việc cụ thể với tư cách thực tập sinh tại các tổ chức khu vực công (cơ quan Nhà nước, Đảng, chính trị - xã hội từ ở tỉnh, huyện, xã và tương đương; các đơn vị sự nghiệp công lập) và tổ chức khu vực tư (các doanh nghiệp tư nhân; các tổ chức xã hội nghề nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, liên kết khu vực..). Sinh viên sẽ tham gia vào quá trình thực hành các quy trình thực hành nghề nghiệp cụ thể để kiểm nghiệm lý luận vào trong thực tiễn mà công việc yêu cầu. Cùng với sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách chuyên môn và người hướng dẫn thực tập tại đơn vị thực tập, thực tập tốt nghiệp sẽ là cơ hội để sinh viên tiếp cận và cập nhật, bổ sung những kiến thức thực tiễn, rèn luyện những kỹ năng cần thiết và hình thành thái độ chuẩn mực trong thực hành nghề nghiệp trong tương lai khi ra trường. |
53 |
Khóa luận (Thesis)
Sinh viên được giao đề tài thực hiện khóa luận và bảo vệ khóa luận theo quy định |
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công (Public sector human resource development policies)
Môn học Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công là một môn học thuộc hệ thống các môn học chuyên ngành thay thế khoá luận tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý công. Môn học trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hoạch định chính sách công trong lĩnh vực phát triển nhân sự cho tổ chức khu vực công, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực thi quy trình chính sách công vào một vấn đề chính sách cụ thể trong đời sống tổ chức khu vực công, đó là tổ chức, xây dựng, duy trì và phát triển nguồn lực con người đảm bảo cho sự phát triển của tổ chức. |
|
Chính sách môi trường và phát triển bền vững (Environmental Policy and Sustainable Development)
Môn học này cung cấp cho học viên kiến thức tổng quan về môi trường và phát triển bền vững, các khái niệm, lý thuyết sử dụng trong kinh tế học môi trường và phát triển bền vững và các ứng dụng thực tiễn; Học viên sẽ tìm hiểu các công cụ chính sách nhà nước có thể sử dụng đối với các tình huống dẫn đến thất bại thị trường, bao gồm công cụ dựa vào thị trường như thuế môi trường và giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được, và công cụ phi thị trường như tiêu chuẩn môi trường và quota phát thải. Đánh giá tác động môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, và tích hợp nội dung đó trong khung phân tích chi phí – lợi ích (CBA) để ra quyết định trong báo cáo khả thi của các dự án kinh tế. Giới thiệu khung Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và các phương pháp kỹ thuật ước lượng tác động môi trường. Kiến thức về cách tiếp cận đa chiều đối với vấn đề phát triển bền vững, bao gồm tiếp cận tầm vĩ mô như các vấn đề liên quan đến môi trường tầm quốc gia và khu vực, và tiếp cận vi mô liên quan đến cuộc sống của người dân. Học viên sẽ tìm hiểu về phát triển bền vững, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay. |
|
|
Quản lý đô thị và các thành phố thông minh (City management and smart cities)
Môn học này giúp học viên có được các kiến thức nền tảng về Quản lý đô thị trong thế kỷ 21: Các mô hình quản trị đô thị hiện đại trong thế kỷ 21, hệ thống tổ chức chính quyền đô thị, hệ thống thông tin đô thị; các vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý đô thị hiện đại tại Việt Nam (Quy hoạch, giao thông, ô nhiễm môi trường…); đổi mới đô thị. Kiến thức về Thành phố thông minh; tại sao phải xây dựng thành phố thông minh cho các đô thị trong thời đại thế giới đại chuyển đổi với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học công nghiệp trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Công cụ và các chỉ số thích ứng để quản trị, đánh giá thành phố thông minh trên bình diện quốc tế. Từ đó đưa ra “Quy trình các bước để xây dựng một thành phố thông minh”, “Các chỉ số và nguyên tắc trong việc lập Quy hoạch định hướng xây dựng thành phố thông minh” và “Phương pháp quản lý thành phố thông minh” |
Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Integration)
Môn học Hội nhập kinh tế quốc tế là một môn học tự chọn trong nhóm các môn học thay thế khóa luận Tốt nghiệp. Môn học trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về các hình thức hợp tác đa phương, song phương giữa các quốc gia trong phát triển kinh tế, các vấn đề về thương mại tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ, liên minh tài chính, các sáng kiến liên kết kinh tế khu vực trong lịch sử hoặc thực tế trên toàn thế giới. Môn học này cũng cung cấp các hiểu biết cơ bản về tác động của FDI trong nền kinh tế toàn cầu, các chính sách của các quốc gia đối với FDI và các công cụ quản lý kinh tế trong bối cảnh toàn cầu |
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Chính trị - Hành chính) tuyển sinh ngành Quản lý công.
Mời các bạn tham khảo thông tin cụ thể tại: http://www.tuyensinh.spas.edu.vn/ http://www.spas.edu.vn/
Hotline: 094 176 1263 / 094 286 1263
Page: https://www.facebook.com/SPAS.VNU.HCM
https://tuoitre.vn/khoa-chinh-tri-hanh-chinh-dh-quoc-gia ...
#VNUHCM #SPAS #tuyensinh2021 #hanhchinhcong
Hotline tuyển sinh: 094 176 1263 / 094 286 1263